Giới thiệu chung

21-11-2021 Hồ Diên Lợi

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Cách đây 45 năm, cùng với sự thành lập một trường duy nhất của Bộ công nghiệp nhẹ ở phía nam Tổ quốc (Trường kĩ thuật nghiệp vụ công nghiệp nhẹ, thành lập ngày 20-10-1976 _Tên của Trường ta lúc đó), Tổ kinh tế đã “ra đời”. Đến đúng năm 2.000, khi Trường ta chính thức được nâng cấp thành Trường Cao đẳng trực thuộc Bộ Công nghiệp, Tổ kinh tế cũng được nâng cấp thành Khoa kinh tế của Trường Cao đẳng kinh tế-kĩ thuật Công nghiệp 2 với nhiệm vụ đào tạo khá rộng: gồm cả các ngành kinh tế và QTKD. Sau 10 năm hoạt động hiệu quả, đến tháng 1 năm 2010, các bộ môn thuộc lĩnh vực QTKD của Khoa kinh tế đã trưởng thành, đủ điều kiện để tách thành một khoa độc lập. Như thế, Khoa QTKD của Trường CĐCT TP HCM hiện nay được hình thành trong quá trình lớn mạnh suốt chiều dài lịch sử 41 năm của nhà trường.

Mặc dù thời gian thành lập chính thức đến nay chưa lâu, nhưng khoa Quản trị kinh doanh đã được kế thừa từ những thành tích xuất sắc của Tổ kinh tế và Khoa Kinh tế gần 4 thập kỉ. Chính vì vậy, tuy còn non trẻ nhưng Khoa Quản trị kinh doanh bước đầu đã thể hiện được khả năng vượt trội của một khoa chuyên ngành trong một nhà trường cao đẳng thuộc Bộ công thương cũng như so với các trường khác cùng loại hình trên toàn quốc. Các chuyên ngành QTKD hệ Cao đẳng được bắt đầu đào tạo từ năm 2002 (tương ứng với khóa 26), số lượng sinh viên nhập học cũng như đã tốt nghiệp trong những năm gần đây đã tăng lên một cách nhanh chóng, thể hiện xu hướng đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. cụ thể: năm 2013: 465 SV, năm 2014: 503 SV, 2015: 525 SV. Hiện tại, Khoa Quản trị kinh doanh đào tạo 4 chuyên ngành chính là: Quản trị kinh doanh tổng hợp (Mã ngành C340101) Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu (Mã ngành C340101) Quản trị khách sạn (Mã ngành C340107) Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Mã ngành C340109) Trong thời gian tới, để đáp ứng theo yêu cầu của xã hội, khoa sẽ đào tạo thêm các chuyên ngành như Quản trị Marketing, Kinh doanh thương mại, Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng…

2. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

Khoa Quản trị kinh doanh là đơn vị chuyên môn có chức năng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp thực hiện kế hoạch của nhà Trường về đào tạo học sinh sinh viên, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu khoa học. Với các chức năng trên, Khoa Quản trị kinh doanh có nhiệm vụ:

–          Về công tác đào tạo: Xây dựng kế hoạch công tác năm học, tổ chức và thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi tiến độ giảng dạy, học tập của Khoa, tổ chức các công tác liên quan đến thi học phần và mời giảng viên thỉnh giảng theo yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn. Quản lý học tập, hoạt động ngoại khóa của học sinh sinh viên.

–          Về công tác nghiên cứu khoa học: Xây dựng, cải tiến kế hoạch, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết, phương pháp giảng dạy. Đăng ký và tổ chức thực hiện đề tài NCKH cho giảng viên và HSSV, biên soạn bài giảng, giáo trình theo kế hoạch của nhà trường, tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học, báo cáo chuyên đề.

–          Về công tác bồi dưỡng giảng viên và cán bộ nhân viên: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên và cán bộ nhân viên của Khoa. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao

3. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN  

Tổng số cán bộ giảng viên, nhân viên trong khoa là 26 (trong đó 02 tiến sĩ, 04 nghiên cứu sinh (NCS), 16 thạc sĩ, số còn lại chủ yếu là các thầy cô đang theo học các lớp thạc sĩ theo các chuyên ngành). Đội ngũ giảng viên của khoa luôn năng động và nhiệt huyết với công tác chuyên môn, và đã tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước. Giảng viên của khoa đã đạt nhiều thành tích trong giảng dạy, có nhiều giảng viên đã từng là cán bộ quản lý kỹ thuật tại các công ty, nhà máy lớn ở các khu CN TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận.

4. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO  TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Hệ chính quy Hệ liên thông chính quy Ngành Chuyên ngành Ngành Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh tổng hợp Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu Quản trị kinh doanh chất lượng cao Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh tổng hợp Quản trị khách sạn Quản trị khách sạn Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống   TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Hệ chính quy Hệ vừa làm vừa học Ngành Chuyên ngành Ngành Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh tổng hợp Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh tổng hợp

5. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Do chương trình đào tạo gắn liền với thực tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên sinh viên khi tốt nghiệp từ Khoa Quản trị kinh doanh của trường luôn được đánh giá cao và được ưu tiên tuyển chọn vào các doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều sinh viên của Khoa đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp như Tổng công ty Dệt Phong Phú; Công ty TNHH Hóa Chất Hùng Xương …. Khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo và hiện đang làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp lân cận.

6. CƠ HỘI HỌC TẬP Ở BẬC CAO HƠN

Chương trình đào tạo của Khoa Quản trị kinh doanh có tính liên thông nên rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông lên Đại học hoặc Thạc sĩ ở các trường đại học như ĐH Kinh Tế Tp. HCM, ĐH Kinh tế – Luật TP. HCM, ĐH Ngân hàng Tp. HCM …

7. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN

Với mục đích thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ do nhà trường giao cho, đạt được mục tiêu phát triển đề ra, tập thể khoa đã thực hiện tốt các giải pháp sau:

  • Tin tưởng tuyệt đối, chấp hành nghiêm túc chủ chương, đường lối do Đảng ủy, Ban Giám Hiệu đưa ra. Xây dựng chi bộ Đảng, Công đoàn Khoa thành điểm tựa vững chắc cho Giảng viên và Cán bộ quản lý; xây dựng chi đoàn Thanh niên khoa là điểm tựa cho Giảng viên trẻ và Sinh viên của Khoa.
  • “Đoàn kết – Ổn định – Phát triển” là các tiêu chí xuyên suốt cho mọi hoạt động, tích cực thực hiện xây dựng môi trường làm việc thân thiện, năng động, kỷ luật, sáng tạo, lấy chất lượng đào tạo sinh viên làm tâm điểm.
  • Phát huy sự đóng góp trí tuệ, sức lực của tập thể giảng viên, tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuẩn mực về nhân cách, tác phong nhanh nhẹn, giỏi về chuyên môn và ngoại ngữ, năng động trong nghiên cứu và tự học
  • Định kỳ có kế hoạch rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các học phần, ngân hàng câu hỏi và phương pháp giảng dạy theo hướng học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
  • Tích cực xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học, thiết lập các liên kết và hợp tác nhiên cứu với các cá nhân và đơn vị trong và ngoài nước, thường xuyên cập nhật thông tin khoa học công nghệ, các hướng nghiên cứu bám theo yêu cầu của đào tạo và thực tế sản xuất.
  • Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng khoa học Khoa, tôn trọng quyền tự chủ, sáng tạo của các bộ môn, ý kiến phản biện của các chuyên gia.
  • Phát huy sự phối hợp giữa chính quyền với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, chủ động, sáng tạo đưa các giải pháp thực hiện, phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.
  • Xây dựng mối quan hệ mật thiết với các công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất chuyên ngành giải quyết tốt việc thực tập tốt nghiệp, việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Video

Fanpage

Liên kết